5 CÁCH ĐỂ CÓ BỨC HÌNH SỐNG ẢO ĐẸP KHI CHẠY GIẢI MARATHON

Lý thuyết của Phạm Thao, 3B thực hành :)))))))

Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua những cây số cuối cùng của cuộc đua với đôi chân rã rời và khuôn mặt méo mó vì đau đớn. Có những lúc cảm giác như tay chân bắt đầu lắc lư sang hai bên như thể chúng ta đang biểu diễn một điệu nhảy kỳ quái. Và khi bạn cố vươn cổ lên để tìm vạch đích, bất ngờ bạn thấy hắn, gã nhiếp ảnh độc ác loe ống kính qua và ghi lại toàn bộ khoảnh khắc sáng ngời này.

Thảm họa nhiếp ảnh xảy ra với mọi vận động viên chạy bộ. Rõ ràng những mét cuối cùng trước khi về đích không phải là sàn catwalk và quãng đường đôi chân đã chạy còn quan trọng hơn đôi chân sẽ diễn ra sao khi lên hình nhưng chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến của nhiếp ảnh gia Emiliano Granado và có số gợi ý sau đây giúp các vận động viên có thể có những bức ảnh để đời.

Mặc bộ đồ ngầu nhất

Trong khi nhiều nhiếp ảnh gia cho rằng màu sáng là màu giúp các vận động viên nổi nhất nhưng theo Granado, chúng ta cũng có thể mặc màu đen hoặc trắng, miễn là hợp gu. Anh này cho rằng “quần áo chạy bộ thảm họa có rất nhiều nhưng các bạn cứ mặc bộ nào cảm thấy thoải mái và trông thực sự ngầu là được.” Theo Granado, chúng ta nên mặc đò bó có khả năng thoát mồ hôi đả tránh trầy xước.

Đừng dùng mũ

Theo Granado, “trong nhiếp ảnh, mũ nón không phải là phụ kiện phổ biến vì tạo bóng lên mặt khi trời nắng.” Hoặc nếu đã quen đội mũ thì khi gần về đích chúng ta có thể ném mũ cho bạn cầm giúp. Nếu mắt bị chói, chúng ta có thể xem xét phương án sử dụng kính râm.

Tăng tốc

Để không thể hiện dáng vừa đi bộ vừa chạy trên hình—tức hai chân trên mặt đất – và để có thể có những bức ảnh chạy như bay để đời, chúng ta nên tăng tốc. Theo Granado, “khi chụp hình, tôi luôn yêu cầu người mẫu chạy bứt tốc đoạn ngắn. Khi chúng ta chạy nhanh, toàn bộ cơ sẽ cùng tham gia vào quá trình vận động và khi lên hình chúng ta sẽ có dáng vẻ rắn rỏi hơn. Ngược lại, chạy chậm thường không thể hiện hết được cơ bắp của chân”.

Cười tươi khi về đích

Khi nhìn thấy ống kính máy ảnh, bản năng đầu tiên của chúng ta là phải cười. Nhưng nhiều khi bất ngờ cười to quá kết hợp với cử chỉ tay có thể khiến những bức hình trở nên kỳ quặc. Nếu muốn có một bức hình nghiêm túc khi chạy giải, gương mặt quyết tâm là hợp lý nhất. Nghiến răng, nhìn thẳng, đánh tay và đừng nhìn vào ống kính.

Đừng nhìn đồng hồ

Tương tự, việc liếc nhìn đồng hồ hay đưa tay tắt đồng hồ có thể khiến chúng ta mất đi những bức ảnh đẹp. Granado cho rằng “khi đã qua vạch đích, tiếp tục chạy thẳng nếu có thể. Việc liếc nhìn đồng hồ khiến gương mặt của chúng ta bị che khuất và làm mất dáng chạy. Cứ chạy mạnh mẽ sau khi qua vạch đích và tắt đồng hồ sau khi chạy qua ống kính.” Thực ra mấy giây phát sinh chả đáng là bao so với việc có được một bức hình đẹp để đưa lên facebook. Và cũng đừng lo vì thời gian chạy đã được đo bằng chip điện tử.

Phạm Thao dịch từ:
https://www.runnersworld.com/…/a21085507/better-race-photos/

Tập thể dục chạy bộ sao cho đúng để chữa bệnh tốt nhất

Bài viết của Bác sĩ Huynh Wynn Tran.

Tập thể dục sao cho đúng?

=========
1. Thể dục là một trong những loại thuốc tốt nhất:
– Thể dục là một trong những cách chữa bệnh hữu hiệu nhất, miễn phí, và có rất nhiều lợi ích, và hầu như không có tác dụng phụ. Nhiều nghiên cứu trong nhiều năm đã chứng minh các tác dụng tích cực của thể dục. Do cơ thể mọi người khác nhau nên mỗi người nên có một bài thể dục thích hợp để tối ưu hoá cơ thể.
– Không phải bài tập thể dục nào cũng tốt. Quý vị nên thảo luận với BS về tập thể dục vì có những bệnh nếu tập thể dục không đúng sẽ làm tệ hơn như bệnh suy tim, tiểu đường, hay suyễn. Các BS chuyên khoa liên quan đến thể dục là BS chấn thương chỉnh hình (Orthopedics), BS chuyên khoa cơ xương khớp (Rheumatology), BS phục hồi chức năng (Physiatry, PMR), và BS chuyên khoa y học thể thao (Sport Medicine). Các chuyên viên về thể dục là vật lý trị liệu (Physical Therapy).
– Thể dục đúng cách vừa làm tăng sức khỏe cơ thể vừa làm tăng sức khỏe tinh thần của quý vị như ngủ ngon hơn, làm việc hiệu quả hơn, và trẻ hơn. Ngược lại, thể dục sai cách sẽ làm quý vị thêm stress hay đau nhức.
– Hormone hạnh phúc (dopamine, oxytocin, serotonin, and endorphins) sản sinh trong lúc tập thể dục làm giảm đau, giảm stress, và tăng hạnh phúc.
– Có nhiều cách tập thể dục như thể chất (chạy bộ, bơi lội,..), tinh thần (đọc sách, viết văn, chơi xếp chữ), hay kết hợp cả hai (đá banh, các môn đồng đội chiến thuật). Tập thể dục còn được chia ra động (chạy nhảy, bơi) hay tĩnh (thiền, yoga).

tap chay bo chua benh dung cach bac si huynhwynntran
tap chay bo chua benh dung cach bac si huynhwynntran

2. Những điểm quan trọng khi tập thể dục:
– Tập từ từ, vừa phải, và tăng dần cường độ liên tục. Mỗi ngày 10 phút sẽ tốt hơn tập 60 phút / 1 tuần. Quý vị nên tập với cường độ vừa phải, không phải thở gấp hay thở dốc. Một mẹo nhỏ khi tập là quý vị có thể nói chuyện cho thấy tập cường độ vừa phải.
– Nhịp tim tăng ở mức độ vừa phải (50-80% nhịp tim tối đa, được tính bằng 220-trừ đi số tuổi của quý vị. VD như quý vị 50 tuổi, nhịp tim tối đa sẽ là 170, quý vị nên tập sao cho tim đập khoảng 120-130 nhịp/phút).
– Mặc đồ tập thể dục vừa vặn, thoải mái, và lịch sự. Đặc biệt là chọn giày chạy bộ hay quần áo tập yoga vì quý vị muốn máu huyết lưu thông đầy đủ và vừa phải. Quý vị ở vùng lạnh nhớ mặc đủ đồ ấm khi đi tập thể dục.
– Giữ nước (well hydration) trong lúc tập thể dục là điểm cực kỳ quan trọng
– Làm ấm (warm up) trước buổi tập bằng các động tác co giãn và giảm tập (cool down) khi chuẩn bị tập xong giúp các cơ bắp bớt mỏi mệt và thích ứng với cường độ
– Cuối cùng, tập thể dục nên “have fun” vui vẻ thoải mái. Tôi hay tập lúc cuối tuần như một cách thưởng cho mình những giờ nghỉ ngơi thoải mái.

3 Giờ thì quý vị bắt đầu tập nhé
A. Tập thể dục chữa đau nhức (viêm khớp):
– Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục cực kỳ quan trọng trong việc chữa trị viêm khớp (1). Tập thể dục thích hợp giúp máu lưu thông đến khớp nhiều hơn, giúp phục hồi tổn thương sụn, giúp dáng đi ổn định, tránh tăng cân, giảm đau, và ngủ ngon. Nhiều bệnh nhân cho rằng bị đau khớp nên không thể tập thể dục, họ càng tránh tập thể dục, dần dần dẫn đến thêm đau khớp gối do thoái hoá. BS sẽ cho quý vị thuốc giảm đau để có thể bắt đầu tập. Quan trọng là quý vị trách tập nặng, trách tạo áp lực trực tiếp lên khớp (như nhảy hay tương tác mạnh). Thay vào đó, quý vị tập từ từ, tập trung vào co duỗi cơ và mở rộng khoản cử động (range of motion).
– Trên kênh youtube Dr Wynn Tran có một số bài tập cho đau lưng và đau vai

B. Tập thể dục giảm cân và bệnh tim mạch
– Ai cũng biết điểm này. Tuy nhiên, tập giảm cân chú trọng nhiều vào đốt năng lượng nên các hoạt động mạnh liên quan đến tim phổi như chạy bộ, đi bộ. Điểm cần nhớ là tập thể dục giảm cân cần liên tục và bền bỉ. Tế bào mỡ cần thời gian để đốt. Quý vị cố gắng đi bộ (khi đi cầu thang) vì đây là một trong những cách tốt nhất để giảm cân (2). – Tập giảm cân còn giúp ích hệ tim mạch, giảm tải cho tim và phổi, và rèn sức khỏe cho mạch máu.

C. Tập thể dục chữa trầm cảm
– Nhiều nghiên cứu chứng minh bệnh trầm cảm được cải thiện bằng thể dục cho các hormone hạnh phúc tiết ra (3). Tuy nhiên, cái khó nhất của bệnh nhân trầm cảm là thuyết phục họ đến phòng gym hay ra công viên tập thể dục vì bệnh nhân bệnh trầm cảm thường không muốn tương tác với xã hội (4).

D. Tập thể dục chữa ung thư
– Chữa trị ung thư ngày nay ngoài các trị liệu y khoa còn có trị liệu thể dục, nhất là phần phục hồi chức năng và vật lý trị liệu sau điều trị phẫu thuật hay hoá trị. BS trường Y Harvard cho rằng thể dục là một phần trong trị liệu ung thư toàn diện do thể dục cải thiện chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị đáng kể (5) Điểm khó nhất của thể dục trong ung thư là bài tập phải được xây trên mỗi người bệnh do tình trạng bệnh ung thư khác nhau cũng như loại ung thư và cách chữa trị khác nhau. Một người ung thư vú sau khi mổ cắt vú sẽ tập thể dục khác với ung thư da.

E. Tập thể dục chữa các bệnh tự miễn
– các bệnh Lupus ban đỏ, vảy nến, viêm da cơ địa cải thiện rõ rệt khi bệnh nhân bắt đầu tập thể dục từ từ. Điểm quan trọng là các cải thiện sẽ từ từ diễn ra do hệ miễn dịch cần thời gian để thích nghi. Chế độ ăn uống trong lúc thể dục cũng quan trọng, chủ yếu là nên ăn ít các thức ăn viêm (anti-inflammatory food) như thịt đỏ, dầu mỡ, thay vào đó, tăng cường rau xanh và thịt trắng.

F. Tập thể dục làm đẹp
– Ai cũng biết lợi ích của thể dục trong việc làm đẹp, bao gồm giảm stress hormone, tăng cường máu và dưỡng chất đến làn da, cải thiện tim mạch, chống lão hoá. Tuy nhiên, tập quá nhiều và quá nhanh tại các cơ có thể làm giãn các protein dưới da, dẫn đến da xệ. Các bài tập tan mỡ tập không đúng sẽ khiến vùng mỡ càng to thêm. Quan trọng là chế độ dinh dưỡng cân bằng trong lúc tập vì tập xong đói, ăn nhiều vào lại dễ tăng cân.

10 mẹo tập luyện cho người tập marathon lần đầu!

10 MẸO TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI TẬP MARATHON LẦN ĐẦU

Dù đang tập luyện hay chuẩn bị tập luyện để lần đầu tiên thử sức ở cự ly marathon, chúng ta nên dành chút thời gian tham khảo những lợi khuyên dưới đây.
Tác giả SUSAN PAUL/RUNNER’S WORLD
26/2/2019

Khi mới bắt đầu tập chạy, chúng ta thường bắt đầu bằng cự ly 5km rồi sau đó chuyển sang 10km trước khi bước vào tập luyện cho cự ly 21km (một nửa marathon).

Nếu là dân mới nhập môn hoàn toàn, thường quá trình này sẽ mất khoảng 01 năm và trong thời gian đó cơ thể chúng ta sẽ phát triển để phù hợp hơn cho môn chạy bộ, sức khỏe cũng cải thiện tốt hơn và chúng ta có cơ hội tiếp xúc và làm quen thêm với nhiều đồng run hơn.

Nhưng chính vì giao du với dân chạy bộ nhiều hơn nên thế nào cũng có lúc chúng ta nghe người ta nhắc tới cự ly 42,195km và rồi chẳng biết từ bao giờ cự ly đó sẽ trở thành mục tiêu mới của chúng ta để cố gắng tập luyện và chinh phục.
Vậy chúng ta đã sẵn sàng chưa?
Đầu tiên, chúng ta cần kiểm tra tình trạng thể lực của bản thân trước khi tập luyện cho cự ly marathon vì cường độ tập luyện sẽ rất cao. Nếu có thể bạn nên nhờ bạn bè tìm cho những giáo án mà những người đi trước đã tập thành công hoặc kiếm ngay trên VBRC cũng có vài giáo án nên thử. Nếu có điều kiện hơn bạn có thể mua giáo án của các huấn luyện viên có uy tín, thuê huấn luyện viên riêng hoặc phương án đơn giản nhất là chọn đại một giáo án nào đó trên mạng tập thử.
Trong quá trình tập luyện, cơ thể chúng ta sẽ thích ứng dần một cách chậm chạp và do đó chúng ta nên để cơ thể quen dần bằng cách tăng từ từ áp lực tập luyện. Hệ cơ, khớp, xương, dây chằng, hệ tuần hoàn, hệ tim mạch và hệ hô hấp có tốc độ thích ứng khác nhau trong quá trình tập luyện.
Các hệ thống này của cơ thể cần tối thiểu 06 tuần để thích ứng với những tác động do việc tập luyện tạo ra nên điều quan trọng là chúng ta phải tập luyện một cách hệ thống và tăng dần khối lượng và cường độ tập luyện. Sau những tuần có khối lượng tập luyện lớn như tăng quãng đường chạy hoặc các bài chạy nhanh chúng ta cần lồng ghép vào tuần giảm khối lượng, tức giảm quãng đường và tập những bài chạy nhanh có cường độ thấp hơn.
Bên cạnh việc tập luyện, cơ thể chúng ta còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, nước uống, ngủ nghỉ. Chuẩn bị dụng cụ chạy như giày, tất…cũng rất quan trọng. Chúng ta nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia nếu có điều kiện.
10 lời khuyên cho người mới tập chạy marathon
Nhiều người cho rằng dấn thân vào tập luyện cho cự ly marathon giống như khi chúng ta làm điều gì đó có tính chất thay đổi cuộc đời chúng ta và có tác độ rất lớn lên lối sống của chúng ta. Việc tập luyện cũng thôi thúc chúng ta có những quyết định tích cực hơn về chế độ ăn uống, lối sống và sinh hoạt. Chúng ta cũng nên tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và gia đình hoặc nhiều khi có thể lôi kéo họ tham gia tập luyện cùng.

Dưới đây là 10 lời khuyên dành cho người tập marathon lần đầu

1. Ghi lại nhật ký tập luyện

Chúng ta nên ghi lại quãng đường, thời gian chạy hàng ngày hoặc thi đấu cũng như cảm nhận của cơ thể trước, trong và sau khi tập luyện. Đây là thói quen giúp chúng ta rút kinh nghiệm cho việc tập luyện và thi đấu sau này.

2. Không tăng quãng đường đột ngột

Do mỗi người có khả năng thích ứng với áp lực tập luyện khác nhau nên dưới đây là khuyến nghịvề mức tăng quãng đường tập hàng tuần dựa trên thang khối lượng quãng đường tập luyện.
  • <8km/tuần => tăng 50% tối đa
  • 9-16km/tuần => tăng 35% tối đa
  • 17-32km/tuần => tăng 25% tối đa
  • 33-48km/tuần => tăng 20% tối đa
  • 49-65km/tuần => tăng 15% tối đa
  • 66-80km/tuần => tăng 10% tối đa
  • >81 km/tuần => tăng 7% tối đa
Những con sốnày là kết quả tính toán của một nhóm huấn luyện viên và chuyên gia y khoa tại Học viện Huấn luyện Thể thao Sức bền UESCA với trọng tâm làxây dựng các chương trình tập luyện an toàn vàhiệu quả.
Những mức tăng này thể hiện tỷlệ tăng tối đa và tổng quãng đường tăng hàng tuần. Khối lượng tăng hàng tuần nên được phân bổ đều cho những ngày tập luyện đểphòng tránh chấn thương. Ví dụ, một người chạy 50km mỗi tuần, tăng 15% tương ứng với 7,5km. Nếu người đó cộng thêm quãng đường 7,5km này cho một bài chạy, nguy cơ chấn thương sẽ lớn hơn việc phân bổ quãng đường tăng thêm này vào các buổi chạy của tuần đó.
Dù chúng ta có áp dụng chính xác tỷ lệnày hay không, chúng ta cần ghi nhớhai nguyên tắc quan trọng nhất là: 1) không nên áp dụng một con sốduy nhất đểtăng quãng đường khi xây dựng giáo án tập luyện; và 2) tỷ lệgia tăng sẽ chuyển dịch theo hướng giảm dần khi khối lượng quãng đường tập luyện tăng dần. Vàkết quả là, dù quãng đường chúng ta chạy mỗi tuần làbao nhiêu, chúng ta có thêtăng khoảng 1,5km cho mỗi ngày có bài chạy và cần lưu ý tới việc phụ hồi, mức độmệt mỏi vàkhả năng cơthể thích ứng với khối lượng tập luyện cao hơn.

3. Duy trì tuần giảm khối lượng tập

Định kỳ tới tuần thứ 3 hoặc thứ 4 chúng ta nên giảm khối lượng tập luyện, tức giảm quãng đường chạy và xem tuần này là tuần tập nhẹ.

4. Chạy 3-4 ngày mỗi tuần

Nên thực hiện một bài chạy dài, hai bài chạy ngắn trong đó một bài chạy nhanh và một bài chạy trung bình nhanh và có thể bổ sung một bài chạy nhẹ phục hồi. Mỗi tuần nên có một bài chạy nhanh hơn ở đoạn ngắn và một bài chạy dốc để luyện sức mạnh. Các bài chạy dài tăng quãng ddwocjf cần được thực hiện ở tốc độ thoải mái, chậm, chậm hơn tốc độ thi đấu dự kiến khoảng 30 giây đến 1 phút 15 giây mỗi km.

5. Thay đổi luân phiên ngày tập nặng với ngày tập nhẹ hoặc nghỉ tập

Chế độ tập luyện này giúp cơ thể có thời gian phục hồi sau bài tập nặng và thời gian phục hồi chính là thời gian cơ thể thích nghi với những tác động mà bài tập tạo ra.

6. Mỗi tuần nên nghỉ hoàn toàn 01 ngày

Nghỉ và phục hồi. Khi mới tập marathon, mỗi tuần chúng ta nên duy trì hai ngày để nghỉ và phục hồi là khá hợp lý.

7. Theo dõi nhịp tim lúc nghỉ

Mỗi sáng trước khi dậy chúng ta nên đo nhịp tim khi nghỉ, ghi lại vào nhật ký tập luyện. Sau vài lần ghi chúng ta sẽ có được con số nhịp tim nghỉ cơ sở và khi thể lực tăng lên, nhịp tim nghỉ sẽ giảm. Nếu nhịp tim nghỉ tăng lớn hơn 10% hoặc vượt xa nhịp tim nghỉ bình thường, chúng ta nên nghỉ hoặc tập nhẹ nhàng vào hôm đó. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể bị đuối, thiếu thời gian nghỉ ngơi phục hồi giữa các bài tập hoặc dấu hiệu sắp bị ốm/bệnh và do đó chúng ta nên nghỉ hoặc nếu vào ngày tập nặng chỉ nên tập nhẹ nhàng cho tới khi nhịp tim lúc nghỉ trở lại bình thường.

8. Thu xếp tập đổi môn một hoặc hai ngày mỗi tuần

Việc tập các môn thể thao khác sẽ giúp tăng cường thể lực trong khi không gây nhiều áp lực lên hệ cơ như chạy. Chúng ta có thể thử bơi, đạp xe hoặc chèo thuyền. Giới hạn thời gian tập bổ trợ khoảng 45 phút, một hoặc hai lần mỗi tuần và nên tập ở cường độ vừa phải.

9. Thu xếp tập bổ trợ hai lần mỗi tuần

Chúng ta có thể tập tạ hoặc tập các động tác Pilate hoặc Yoga hoặc các động tác bổ trợ cho các nhóm cơ thân trên (cơ bụng, cơ lưng, cơ liên sườn), các nhóm cơ hông, đùi trước, đùi sau, cơ bắp chân….

10. Lắng nghe cảm nhận của cơ thể khi có dấu hiệu bất thường

Nếu mệt thì nghỉ. Dù giáo án có viết gì thì bản thân chúng ta là người hiểu chúng ta nhất. Vậy nên cần lắng nghe cơ thể để cảm nhận xem cơ thể đang muốn tryền đạt tín hiệu gì trong suốt quá trình tập luyện.

Phạm Thao tổng hợp

VO2 Max là gì?

Disclaimer: Phần lớn ý tưởng được lấy từ bài viết của Laura Williams đăng trên tạp chí Runner’s World số ra ngày 28 tháng Giêng, 2019.
Tôi đã có ít nhất ba bài viết về đề tài VO2 Max đăng trên SRC, các bạn chịu khó search để đọc lại. Nếu bạn muốn chạy xa hơn, nhanh hơn mà ít tốn sức thì hãy tiếp tục đọc.
Có công mài sắt có ngày nên kim. Đành rằng là nếu bạn kiên trì luyện tập thì thành tích bắt buộc phải tiến bộ, nhưng đôi khi tốc độ tiến bộ không như chúng ta mong muốn. Câu hỏi đặt ra là cần phải cải thiện điều gì để nâng cao thành tích một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng cái chỉ số quan trọng mà chúng ta cần nâng cao đó chính là VO2 Max.
Vậy thì VO2 Max là cái gì? Có những runner đăng hình khoe cái con số VO2 Max của mình lên đến trên 60 và cảm thấy sung sướng khi đồng hồ Garmin đánh giá họ thuộc hàng siêu nhân và được xếp vào lứa tuổi trẻ hơn tuổi thật của họ cả chục tuổi. Tuy nhiên, nếu hỏi họ có biết chính xác VO2 Max là cái gì thì chưa chắc họ có thể giải thích được.
Hiểu một cách nôm na, VO2 Max là sự đo lường cung cấp và sử dụng tối đa khí oxy cho các bài tập tim mạch. Khi chúng ta chạy bộ, cơ thể trải qua quá trình thay đổi về sinh lý để đáp ứng lại những đòi hỏi do nỗ lực gia tăng. Hai trong số thay đổi rõ rệt nhất đó là hơi thở gấp hơn và nhịp tim – thể hiện qua việc tim bơm máu để tải oxy đến các cơ bắp – tăng nhanh hơn, bởi vì cơ thể đòi hỏi khí oxy để tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động tim mạch. Nếu bạn càng tiêu thụ nhiều khí oxy thì các bài tập càng trở nên dễ dàng hơn, đó chính là lý do việc tập luyện để cải thiện VO2 Max là điều cần thiết để đạt được thành tích tốt. Ai cũng có thể luyện tập để năng cao VO2 Max của mình, nhưng không phải ai cũng có được tố chất di truyền như Eliud Kipchoge.
Nhiều người có tiềm năng VO2 Max cao nhờ di truyền nhưng cũng như bất cứ vận động viên nào khác, họ cần phải tập luyện để đạt được tiềm năng đó, thông thường thị họ sẽ không đạt được tiềm năng tối đa của mình do thiếu động lực hoặc thiếu kiến thức về tập luyện. Điều này rất quan trọng, bởi vì một động lực cao để chạy bộ tốt hơn sẽ chỉ đưa bạn đến một mức độ nào đó thôi; bạn phải biết phương pháp tập luyện hiệu quả cho môn thể thao này nếu bạn muốn đạt được hiệu suất cao nhất trong một thời gian ngắn nhất.
Lợi ích rõ ràng nhất của việc tăng VO2 Max là những cải tiến tiềm năng mà bạn sẽ thấy trong hiệu suất hoạt động của mình. Chẳng hạn, nếu bạn đang tìm cách loại bỏ vài giây từ thành tích bán marathon của mình, thì việc gia tăng VO2 max là một yếu tố có thể giúp bạn đạt được điều đó. Một phần là do bạn có tiềm năng tăng ngưỡng yếm khí khi luyện tập VO2 max.
Nếu bạn không hiểu rõ về ngưỡng yếm khí hay kỵ khí (anaerobic), thì về cơ bản đây là điểm dừng trong đó cường độ luyện tập hoặc thi đấu của bạn quá cao để theo kịp nhu cầu năng lượng cần thiết cho các hoạt động cần tiêu thụ khí oxy – trường hợp này gọi là ưa khí hay hiếu khí (aerobic có nghĩa là có oxy). Ngay cả khi bạn thở mạnh hơn và khó hơn, bạn bắt đầu cảm thấy các cơ bắp bị đốt cháy, chứng tỏ rằng bạn không nhận đủ oxy để tạo ra năng lượng cần thiết để duy trì mức độ nỗ lực mà bạn đang cố gắng thực hiện. Cơ thể bạn đã bắt đầu sử dụng các hệ kỵ khí (anaerobic có nghĩa là không có oxy) để giúp bạn tiếp tục di chuyển. Cuối cùng, bạn phải giảm tốc độ hoặc dừng lại, trở về mức cường độ hiếu khí.
VO2 max cao hơn cũng là dấu hiệu cho thấy ngưỡng yếm khí cao hơn, theo định nghĩa, có nghĩa là ngưỡng chịu đựng axit lactic cao hơn. Về mặt chức năng, điều này có nghĩa là một mức độ gắng sức trước đây là kị khí và ngắn hạn bây giờ đã trở thành yếm khí và dài hạn. Nói cách khác, nếu duy trì pace 5:15/km trong hơn 8 km làm cho hai cơ đùi trước của bạn rả rời, thì VO2 max của bạn sẽ mạnh mẽ hơn, và cơ hội bạn có thể duy trì tốc độ đó trong hơn 8km hoặc cải thiện tốc độ trong cùng một khoảng thời gian sẽ là lớn hơn.
Ngay cả khi bạn không có bất kỳ mục tiêu to tát nào đòi hỏi cải thiện thành tích, việc cải thiện VO2 max cũng có thể là một lợi ích cho sức khỏe nói chung. Gia tăng VO2 max về cơ bản là sự cải thiện năng lực tim mạch cho bất kỳ trường hợp nào. Sự cải thiện này giúp giảm khối lượng làm việc của trái tim. Hiện tại bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Hoa Kỳ, hầu hết trong chúng ta ai cũng có thể được hưởng lợi khi con tim bớt chịu áp lực một chút trong các hoạt động hàng ngày.
Nếu bạn chỉ biết chút ít khái niệm VO2 max và sự cải tiến của nó, có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng luyện tập từng đoạn ở cường độ cao (High Intensity Interval Training – HIIT) được coi là một trong những cách tốt nhất để tăng VO2 max. Có biết bao nhiêu cuộc nghiên cứu xác nhận rằng luyện tập HIIT có thể cải thiện hiệu quả VO2 max. Lý do là HIIT khiến bạn chạm hoặc tạm thời vượt qua ngưỡng yếm khí trước khi trở về cường độ thấp hơn ở ngưỡng hiếu khí. Hình thức quá tải này khiến tim và phổi của bạn thích nghi với nhu cầu của cường độ cao.
Quá trình tăng VO2 max tương tự như tăng sức mạnh trong cơ bắp. Cơ bắp sẽ chỉ đạt được những gì nó bị đòi hỏi. Nó sẽ không mạnh hơn nếu không bị đòi hỏi phải làm việc cật lực hơn. Điều tương tự áp dụng cho VO2 max, nếu đòi hỏi cao hơn được đặt vào hệ thống tim mạch, thì khả năng chịu đựng những đòi hỏi đó sẽ tăng đến giới hạn di truyền. Khái niệm này giải thích tại sao chạy liên tục cùng một khoảng cách chính xác với cùng một tốc độ trong cùng một thời gian chính xác sẽ không giúp tăng VO2 max hơn mức đạt được ban đầu mà bạn đã từng trải nghiệm.
Nếu bạn không muốn tập luyện HIIT thì bạn vẫn có thể theo đuổi chế độ tập luyện nào mà bạn có thể thực hiện thường xuyên và đặt ra đòi hỏi cao hơn và liên tục trên hệ thống tim mạch nhằm gia tăng VO2 max. Điều quan trọng là bạn nên hoạt động ở cường độ ngay dưới ngưỡng yếm khí (thời điểm bạn bắt đầu cảm thấy axit lactic tích tụ trong cơ bắp) và bạn nên tập luyện ở mức độ gắng sức này trong ít nhất 15 phút. Ngoài ra bạn cũng có thể tập leo dốc liên tục, chạy tempo, đạp xe, bơi lội hoặc bất kỳ hình thức cross training nào với đòi hỏi tương tự trên hệ thống tim mạch.
Cho dù bạn chọn phương pháp nào, chìa khóa thành công là gắn bó với nó. Việc tăng VO2 max không xảy ra chỉ sau một đêm, nhưng điều mỉa mai là nếu thể trạng bạn càng tốt thì càng mất nhiều thời gian để thấy sự cải thiện. Nếu bạn thuộc loại quá khổ, bạn có thể thấy sự cải thiện trong ít nhất bốn đến sáu tuần, và nếu bạn có một cơ thể cường tráng thì có thể mất đến bốn đến sáu tháng.
Nên nhớ rằng VO2 max bị giới hạn bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên trên thực tế rất ít vận động viên để yếu tố này làm rào cản tiềm năng của họ. Tôi có tham gia một trại chạy bộ ở địa phương với tên gọi là “Set Goals, Not Limit“, có nghĩa là hãy đặt mục tiêu, chứ không phải giới hạn. Đôi khi chỉ cần có kỷ luật và động lực là chúng ta có thể vượt qua cái giới hạn di truyền.
Dịch và chia sẻ bởi Runner Bruce Vu.